Câu I. Cho CO tác dụng với CuO đun nóng được hỗn hợp chất rắn A và khí B. Hoà tan hoàn toàn A vào H2SO4 đặc nóng; cho B tác dụng với dung dịch nước vôi trong dư. Viết các PTPƯ.
Câu II. Chỉ được dùng thêm quỳ tím và các ống nghiệm, hãy chỉ rõ phương pháp nhận ra các dung dịch bị mất nhãn: NaHSO4, Na2CO3, Na2SO3, BaCl2, Na2S.
Câu III. Hoà tan hoàn toàn 14,2g hỗn hợp Corleone gồm MgCO3 và muối cacbonat của kim loại R vào HCl 7,3% vừa đủ, thu được dung dịch D và 3,36l khí CO2 (đktc). Nồng độ MgCl2 trong dung dịch D bằng 6,028%.
a) Xác định kim loại R và thành phần % theo khối lượng của mỗi chất trong C.
b) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch D, lọc lấy kết tủa rồi nung ngoài không khí đến khi phản ứng hoàn toàn. Tính số gam chất rắn còn lại
Câu IV. Hoà tan hoàn toàn 5,94g Al vào dung dịch NaOH dư được khí thứ nhất. Cho 1,896g KMnO4 tác dụng hết với axit HCl đặc, dư được khí thứ hai. Nhiệt phân hoàn toàn 12,25g KClO3 có xúc tác, thu được khí thứ ba.
Cho toàn bộ lượng các khí điều chế ở trên vào một bình kín rồi đốt cháy để các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau đó làm lạnh bình để cho hơi nước ngưng tụ hết và giả thiết các chất tan hết vào nước thu được dung dịch E. Viết các PTPƯ và tính nồng độ C% của dung dịch E.
Câu V. Viết công thức cấu tạo của tất cả các aminoaxit có công thức phân tử C4H9NO2. Có một số chất mạch hở cũng có công thức C4H9NO2, mỗi chất đều dễ dàng phản ứng với dung dịch NaOH ở ngay nhiệt độ thường tạo ra amoniac. Viết công thức cấu tạo của các chất đó và PTPƯ của chúng với NaOH tạo ra amoniac.
Câu VI. Đốt cháy hoàn toàn 1,1g hỗn hợp F gồm metan, axetilen, propilen ta thu được 3,52g CO2. Mặt khác khi cho 448ml hỗn hợp F (đktc) đi qua dung dịch nước brom dư thì chỉ có 4g brom phản ứng. Tính thành phần % theo khối lượng và theo thể tích của mỗi chất khí tỏng hỗn hợp F.
Câu VII. Hoà tan hoàn toàn 63g một hỗn hợp gồm 2 axit CnH2n+1COOH và CmH2m+1COOH vào một dung môi trơ (dung môi không tham gia phản ứng trong các thí nghiệm dưới đây), thu được dung dịch X. chia X thành 3 phần đều nhau, rồi tiến hành các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: cho phần 1 tác dụng với NaOH vừa đủ, thu được 27,6g muối.
- Thí nghiệm 2: Thêm a(g) rượu etylic vào phần 2 rồi cho tác dụng ngay với lượng dư Na.
- Thí nghiệm 3: thêm a(g) rượu etylic vào phần thứ 3, đun nóng một thời gian, say đó làm lạnh rồi cho tác dụng với Na dư. Thể tích khí H2 bay ra ở thí nghiệm 3 nhỏ hơn ở thí nghiệm 2 là 1,68l (đktc). Giả thiết hiệu suất phản ứng tạo ra este của các axit là bằng nhau. Tính số gam este tạo thành.
Câu VIII. Hoà tan hoàn toàn m(g) kim loại M bằng dung dịch HCl dư, thu được V(l) H2 (đktc). Mặt khác hoà tan hoàn toàn m(g) kim loại M bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được muối nitrat của M, H2O và cũng V(l) khí NO duy nhất (đktc).
a) So sánh hoá trị của M trong muối clorua và trong muối nitrat.
b) Hỏi M là kim loại nào? Biết khối lượng muối nitrat tạo thành gấp 1,905 lần khối lượng muối clorua.
Thứ Ba, 16 tháng 10, 2007
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét