Chương I: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ VÀ HỆ THỐNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (7 tiết lí thuyết + 3 tiết bài tập)
I.1- Những khái niệm và định luật cơ sở của hóa học. Các phương pháp xác định khối lượng nguyên tử, phân tử, đương lượng.
I.2- Khái niệm về nguyên tử và quang phổ nguyên tử. Sơ lược các lí thuyết cấu tạo nguyên tử.
I.3- Cấu tạo nguyên tử theo cơ học lượng tử:
I.3.1- Các luận điểm cơ bản của cơ học lượng tử
I.3.2- Trạng thái electron trong nguyên tử hidro và các ion 1 electron: Khái niệm đám mây electron, các số lượng tử và ý nghĩa của chúng.
I.3.3- Trạng thái electron trong nguyên tử nhiều electron: năng lượng electron,các hiệu ứng chắn, xâm nhập; các nguyên lí và qui tắc phân bố electron, cấu hình electron nguyên tử.
I.4- Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học:
I.4.1- Định luật tuần hoàn và ý nghĩa
I.4.2- Hệ thống tuần hoàn và cấu trúc electron nguyên tử
I.4.3- Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố
Chương II: LIÊN KẾT HÓA HỌC VÀ CẤU TẠO PHÂN TỬ (8 tiết lí thuyết + 4 tiết bài tập)
II.1- Những khái niệm cơ bản về liên kết hóa học
II.2- Liên kết cộng hóa trị theo cơ học lượng tử:
II.2.1- Phương pháp liên kết hóa trị và nội dung cơ bản về liên kết hóa trị: Bản chất, cơ chế tạo thành; tính bão hòa, tính định hưóng và sự lai hóa các orbital nguyên tử; các loại liên kết cộng hóa trị s, p, p không định chỗ; bậc liên kết.
II.2.2- Phương pháp orbital phân tử và nội dung cơ bản về liên kết cộng hóa trị: Quan niệm về cấu trúc orbital phân tử, sự tổ hợp tuyến tính các orbital nguyên tử thành orbital phân tử, giản đồ năng lượng, sự phân bố electron trên các orbital phân tử, cấu hình electron phân tử, các nhận xét về bậc liên kết, độ bền, từ tính. Khảo sát áp dụng cho các phân tử 2 nguyên tử thuộc chu kì II.
II.2.3- Các phân tử cộng hóa trị và lưỡng cực, momen lưỡng cực.
II.3- Liên kết ion:
II.3.1- Thuyết tĩnh điện hiện đại về liên kết ion. Năng lượng liên kết ion. Khả năng tạo liên kết ion của các nguyên tố. Tính chất của liên kết ion.
II.3.2- Sự phân cực ion: khái niệm, các yếu tố ảnh hưởng. Aùp dụng giải thích tính chất các hợp chất ion (tính bền, tính tan).
II.4- Liên kết kim loại :
II.4.1- Thuyết miền năng lượng về cấu tạo kim loại và các khái niệm miền hóa trị, miền dẫn, miền cấm.
II.4.2- Áp dụng thuyết miền năng lượng giải thích tính dẫn điện, bán dẫn và cách điện.
II.5- Liên kết giữa các phân tử:
II.5.1- Liên kết Van der Walls: bản chất, thành phần, năng lượng và ứng dụng.
II.5.2- Liên kết hidro: bản chất, năng lượng và ứng dụng.
Chương III: NHIỆT ĐỘNG HỌC CỦA CÁC QUÁ TRÌNH HÓA HỌC (7 tiết lí thuyết + 4 tiết bài tập)
III.1- Khái niệm về nhiệt động lực học, nhiệt hóa học và hiệu ứng nhiệt, khái niệm về hệ, trạng thái, quá trình.
III.2- Nguyên lí I và hiệu ứng nhiệt:
III.2.1- Nguyên lí I áp dụng nghiên cứu hiệu ứng nhiệt. Các khái niệm nội năng U, công chống áp suất ngoài A.
III.2.2- Các quá trình đẳng tích, đẳng áp và các đại lượng nhiệt động : nội năng, entanpi và hiệu ứng nhiệt.
III.2.3- Hiệu ứng nhiệt của phản ứng hóa học: Hiệu ứng nhiệt và sự biến thiên nội năng ?U, biến thiên entanpi ?H ; hiệu ứng nhiệt tiêu chuẩn, nhiệt tạo thành tiêu chuẩn, nhiệt đốt cháy tiêu chuẩn.
III.2.4- Phương trình nhiệt hóa học: Phản ứng thu nhiệt, phát nhiệt và chiều phản ứng xẩy ra ở điều kiện bình thường.
III.2.5- Các định luật nhiệt hóa học (Lavoisier – La Place, Gess) và các hệ qủa.
III.2.6- Tính hiệu ứng nhiệt các phản ứng ở điều kiện chuẩn và khác chuẩn (tính gần đúng và theo nhiệt độ)
III.3- Nguyên lí II và entropi S:
III.3.1- Khái niệm về entropi: Entropi và biến thiên entropi ?S trong các qúa trình thuận nghịch, bất thuận nghịch ; các đặc điểm của entropi ; entropi tiêu chuẩn ; chiều xẩy ra qúa trình trong hệ cô lập.
III.3.2- Ý nghĩa vật lí của entropi và công thức Boltzmann.
III.3.3- Tính biến thiên entropi của một số quá trình đơn giản và của phản ứng hóa học (tính gần đúng).
III.4- Thế đẳng áp và chiều xẩy ra của các qúa trình hóa học:
III.4.1- Khái niệm về thế đẳng áp và biến thiên thế đẳng áp ?G, các đặc điểm của thế đẳng áp, thế đẳng áp tạo thành tiêu chuẩn.
III.4.2- Biến thiên thế đẳng áp và chiều xẩy ra các qúa trình hóa học.
III.4.3- Tính biến thiên thế đẳng áp của các phản ứng hóa học (tính gần đúng)
III.5- Cân bằng hóa học:
III.5.1- Khái niệm về cân bằng hóa học: Phản ứng 1 chiều và phản ứng thuận nghịch trạng thái cân bằng hóa học (định nghĩa, các đặc điểm).
III.5.2- Hằng số cân bằng K và mức độ diễn ra của các phản ứng hóa học: Các biểu thức hằng số cân bằng KC, KP; Ý nghĩa của hằng số cân bằng K; Tính toán cân bằng hóa học.
III.5.3- Hằng số cân bằng và thế đẳng áp : Mối liên hệ giữa hằng số cân bằng và các đại lượng nhiệt động ?G, ?H, ?S ; tính hằng số cân bằng dựa vào thế đẳng áp
III.5.4- Sự chuyển dịch cân bằng : Khái niệm, nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng; nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Châtelier.
Chương IV: ĐỘNG HỌC CỦA PHẢN ỨNG HÓA HỌC (4 tiết lí thuyết + 2 tiết bài tập)
IV.1- Khái niệm về động hóa học: Phản ứng đơn giản vàphức tạp, phản ứng đồng thể và dị thể; bậc phản ứng; cơ chế phản ứng.
IV.2- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng:
IV.2.1- Khái niệm về tốc độ phản ứng: Định nghĩa, tốc độ trung bình, tốc độ tức thời, các yếu tố ảnh hưởng.
IV.2.2- Ảnh hưởng của nồng độ: Định luật tác dụng khối lượng; hằng số tốc độ k (tính chất ý nghĩa vật lí); thuyết hoạt hóa và năng lượng hoạt hóa E*, entropi hoạt hóa S*.
IV.2.3- Ảnh hưởng của nhiệt độ: Qui tắc Van’t Hoff và hệ số nhiệt độ của tốc độ phản ứng, phương trình Arrhenius và lí thuyết hoạt hóa.
IV.2.4- Ảnh hưởng của chất xúc tác: Khái niệm về chất xúc tác và qúa trình xúc tác. Cơ chế xúc tác đồng thể. Khái niệm về xúc tác enzim, về phản ứng dây chuyền và quang hóa.
Chương V: DUNG DỊCH (9 tiết lí thuyết + 5 tiết bài tập)
V.1- Khái niệm về dung dịch: Hệ phân tán, chất tan và dung môi, các loại dung dịch (rắn, lỏng, khí); lí thuyết tạo thành dung dịch (qúa trình hòa tan, cơ chế tạo thành dung dịch, nhiệt hòa tan).
V.2- Dung dịch chất không điện li và các tính chất:
V.2.1- Nồng độ và cách biểu diễn. Độ tan và các yếu tố ảnh hưởng.
V.2.2- Các tính chất của dung dịch loãng: Áp suất hơi bão hòa và định luật Raoult I; nhiệt độ sôi, nhiệt độ đông đặc và định luật Raoult II; áp suất thẩm thấu và định luật Van’t Hoff. Xác định khối lượng phân tử chất tan.
V.3- Dung dịch chất điện li:
V.3.1- Khái niệm về sự điện li, chất điện li, dung dịch điện li. Các đặc điểm của dung dịch axit, bazơ, muối trong nước. Lí thuyết điện li Arrhenius và Kablucốp. Cơ chế điện li, độ điện li.
V.3.2- Dung dịch chất điện li yếu: Các đặc điểm, cân bằng điện li, hằng số điện li K, mối liên hệ giữa hằng số điện li, độ điện li và nồng độ. Tính toán điện li.
V.3.3- Dung dịch chất điện li mạnh: Các đặc điểm và lí thuyết tương tác ion; khái niệm về hoạt độ a, hệ số hoạt độ f.
V.4- Sự điện li của nước và chỉ số hidro pH:
V.4.1- Cân bằng điện li của nước và tích số ion của nước Kn; chỉ số hidro pH; xác định pH bằng chất chỉ thị màu; tính pH các dung dịch axit, bazơ.
V.4.2- Sự thủy phân của muối: khái niệm, cơ chế, độ thủy phân h, hằng số thủy phân Kt ; tính pH các dung dịch muối thủy phân.
V.4.3- Khái niệm về lí thuyết proton về axit – bazơ; phản ứng trung hòa và sự chuẩn độ axit – bazơ.
V.4.4- Sự điện li của chất điện li ít tan: Cân bằng dị thể của chất điện li ít tan; tích số tan T và ý nghĩa ; Điều kiện kết tủa và hòa tan của chất điện li ít tan.
Chương VI: ĐIỆN HÓA HỌC (5 tiết lí thuyết + 2 tiết bài tập)
VI.1- Khái niệm về phản ứng oxi hóa – khử , cặp oxi hóa – khử và sự chuyển hóa hóa năng thành điện năng.
VI.2- Nguyên tố galvanic (cấu tạo, hoạt động) và sức điện động E. Mối liên hệ giữa sức điện động của nguyên tố galvanic và biến thiên thế đẳng áp ?G, hằng số cân bằng K của phản ứng oxi hóa – khử.
VI.3- Thế điện cực và phương trình Nernst: Khái niệm về thế điện cực, phương trình Nernst; thế điện cực và chiều của phản ứng oxi hóa – khử.
VI.4- Sự điện phân: Khái niệm, sự điện phân chất điện li nóng chảy và điện phân dung dịch chất điện li, các định luật điện phân, nguồn điện và sự ăn mòn điện hóa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO :
1- Hóa đại cương, Bộ môn Hóa Khoa Khoa học, Trường Đại học Nông Lâm TP HCM, 2001.
2- Hóa đại cương, Tập 1 & 2, Nguyễn Đình Soa, NXB Trường Đại học Bách Khoa TP HCM, 1990.
3- Hóa đại cương, Nguyễn Đức Chung, NXB Trẻ, 1996.
4- Bài tập Hóa đại cương, Bộ môn Hóa Khoa Khoa học, Trường Đại học Nông Lâm TP HCM, 2001.
Người soạn đề cương: GV. Lương Thị Sửu
GVC. ThS. Nguyễn Vinh Lan
Người duyệt đề cương: ThS. Lâm Ngọc Ánh
Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2007
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét